Qua nhiều thập kỷ, bức xạ y khoa ngày càng được hiểu biết rõ hơn và một hệ thống an toàn về liều bức xạ đã được phát triển. Trong y khoa, các chất phóng xạ nhân tạo đã mang lại nhiều lợi ích to lớn, đặc biệt trong công tác chẩn đoán và điều trị bệnh
Khi ứng dụng đồng vị phóng xạ trong các phương pháp chẩn đoán và điều trị y học, điều quan trọng là nhân viên y tế cần hiểu được khái niệm liều bức xạ, nhằm đảm bảo an toàn bức xạ cho bệnh nhân, đồng nghiệp và cho cộng đồng. Như vậy, mỗi người trước khi làm việc với chất phóng xạ cần hiểu được bản chất bức xạ ion hóa là gì, vai trò của chúng về mặt y sinh, nắm được khái niệm về liều bức xạ cũng như các biện pháp bảo đảm an toàn khi sử dụng bức xạ.
Liều bức xạ thể hiện tổng mức năng lượng bức xạ được hấp thụ bởi tế bào sống và khả năng gây ảnh hưởng sinh học lên cơ quan cục bộ cũng như toàn cơ thể sống. Đơn vị của liều bức xạ là Sievert (Sv), được đo bằng liều kế. Tuy nhiên, do Sv là một đơn vị đo lường bức xạ tương đối lớn, nên milliSievert (mSv) được dùng thông dụng hơn.
Khuyến cáo của ICRP (Uỷ ban Quốc tế về An toàn bức xạ) đã chỉ ra rằng, mọi tiếp xúc với chất phóng xạ vượt quá ngưỡng giới hạn bình thường nên được giữ ở mức độ tối thiểu. Hàng năm, khuyến cáo này được bổ sung bằng những chỉ số giới hạn liều được điều chỉnh định kỳ, nhằm giúp các công nhân làm việc trong điều kiện bức xạ nói riêng và toàn dân nói chung phòng tránh nguy cơ bị quá liều bức xạ.
Tại những nơi làm việc chuyên biệt như nhà máy điện hạt nhân, bệnh viện hay những nơi ứng dụng tia X để làm công tác nghiên cứu và sản xuất, người ta phải đeo một liều kế nhỏ để liên tục xác định mức phóng xạ trong môi trường.
2. Giới hạn liều bức xạ
Theo khuyến cáo từ ICRP, mức giới hạn bức xạ đối với nhân viên bức xạ không nên vượt quá 50 mSv/năm, đồng thời liều trung bình trong 5 năm liên tục không được vượt quá 20 mSv. Đối với phụ nữ mang thai làm việc trong điều kiện bức xạ, giới hạn liều an toàn cần được áp dụng là 2 mSv. Liều bức xạ được quy định để đảm bảo rằng rủi ro nghề nghiệp đối với công nhân làm việc trong môi trường phóng xạ không cao hơn rủi ro nghề nghiệp đối với đại đa số các ngành công nghiệp khác
Giới hạn liều bức xạ đối với người dân nói chung thấp hơn đối với người lao động. Theo ICRP, mức bức xạ an toàn đối với công chúng không nên cao hơn 1 mSv/năm.
Đôi khi bệnh nhân phải tiếp xúc trực tiếp với rủi ro bức xạ từ phương pháp chẩn đoán và điều trị được chỉ định. Khi chụp X-quang, bác sĩ phải dùng liều cao hơn nhiều lần so với giới hạn an toàn bức xạ cho công chúng. Đối với xạ trị, liều bức xạ có thể tăng lên gấp hàng trăm lần so với mức liều khuyến cáo cho công nhân. Tuy nhiên, ICRP không đưa ra khuyến cáo về giới hạn liều đối với bệnh nhân. Nguyên nhân là vì năng lượng bức xạ được dùng trong y khoa là để xác định bệnh và để chữa trị cho bệnh nhân, do đó hiệu quả điều trị được xem là quan trọng hơn, ngay cả khi nhân viên y tế buộc phải dùng đến liều cao.
3.Vai trò của bức xạ trong y khoa
Năng lượng bức xạ được ứng dụng đặc biệt trong y khoa, cụ thể là ngành y học hạt nhân. Đây là một chuyên ngành y tế mà trong đó nhân viên y tế sử dụng các chất phóng xạ vào mục đích chẩn đoán và điều trị các bệnh.
Trong chẩn đoán y khoa, hệ thống ghi lại bức xạ phát ra từ bên trong cơ thể và được gọi là phương thức hình ảnh sinh lý. Hai phương thức chẩn đoán hình ảnh phổ biến nhất trong y học hạt nhân là chụp cắt lớp phát xạ đơn photon (SPECT) và chụp cắt lớp phát xạ positron.
Trong quá trình thực hiện, dược phẩm phóng xạ được đưa vào trong cơ thể, thường là qua đường tiêm tĩnh mạch hoặc đường uống. Sau đó, kỹ thuật viên sử dụng các máy dò bên ngoài để chụp và tạo thành hình ảnh, thu được do bức xạ phát ra từ các chất mang phóng xạ.
So với chẩn đoán, điều trị bằng bức xạ phải dùng liều lớn hơn, vì vậy ảnh hưởng của phóng xạ lên các mô lành cũng cao hơn nhiều, đặc biệt trong xạ trị ung thư. Đây là một trong những khó khăn và hạn chế của các phương pháp điều trị bằng đồng vị phóng xạ. Tuy nhiên, bức xạ y khoa vẫn là phương pháp điều trị hữu hiệu được áp dụng với rất nhiều trường hợp trong thực tế lâm sàng
Bài viết liên quan
LỊCH ĐÀO TẠO AN TOÀN BỨC XẠ 2024
STT TP. HỒ CHÍ MINH TP. HÀ NỘI Ngày học Địa điểm học Ngày học Địa điểm học Tháng 1 18-19/01/2024 7 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM 26-27/01/2024 23 Duy Tân, Q.Cầu Giấy, TP.HN Tháng 2 28-29/02/2024 7 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM 23-24/02/2024 23 Duy Tân, Q.Cầu....
Tập huấn an toàn bức xạ đối với nhân viên bức xạ trong X-quang chẩn đoán y tế
Trong 2 ngày 12-13/8, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức chương trình tập huấn an toàn bức xạ cho nhân viên y tế làm việc trong môi trường bức xạ và phụ trách an toàn bức xạ tại Bệnh viện. Tham dự khóa đào tạo có....
Vai trò của bức xạ trong y khoa
Qua nhiều thập kỷ, bức xạ y khoa ngày càng được hiểu biết rõ hơn và một hệ thống an toàn về liều bức xạ đã được phát triển. Trong y khoa, các chất phóng xạ nhân tạo đã mang lại nhiều lợi ích to lớn, đặc biệt trong công....
Thẩm quyền cấp Giấy phép, Chứng chỉ nhân viên bức xạ
Thông tư 02/2022/TT-BKHCN do Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09/12/2020 của Chính phủ về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử. Thông....
Đào tạo an toàn bức xạ định kỳ cho người phụ trách an toàn
Pháp luật quy định Người phụ trách an toàn, nhân viên bức xạ làm việc trong môi trường bức xạ được bảo đảm điều kiện làm việc như sau: (Điều 5 Nghị định 07/2010/NĐ-CP quy định về bảo đảm điều kiện làm việc an toàn cho nhân viên bức xạ) Bảo....
Dịch vụ An toàn bức xạ AdTech
Quý Khách hàng thân mến! Công ty TNHH Tư vấn và Chuyển giao công nghệ Tiên Tiến – AdTech là Doanh nghiệp Khoa học công nghệ cung cấp dịch vụ An toàn bức xạ do Bộ Khoa học và công nghệ cấp các Giấy phép hành nghề dịch vụ. Công ty....
6 ngày Australia dốc toàn lực tìm viên phóng xạ thất lạc
Sau 6 ngày lùng sục trên tuyến đường hơn 1.400 km bằng thiết bị hiện đại, giới chức Australia tìm thấy viên phóng xạ nguy hiểm bị thất lạc. Ngày 25/1/2023, tập đoàn khai thác mỏ Rio Tinto thông báo một viên chứa chất phóng xạ Caesium-137 (Cs-137) có kích....
Australia báo động vì viên phóng xạ thất lạc
Một viên chứa chất phóng xạ Caesium-137 bị thất lạc trong quá trình vận chuyển, khiến giới chức Australia phát cảnh báo tới nhiều địa phương. Giới chức bang Tây Australia ngày 27/1/2023 ban bố cảnh báo “nguy cơ chất phóng xạ” đối với một số địa phương, trong đó....