Bên cạnh những hiệu quả to lớn trong công nghiệp, y học thì các chất phóng xạ và các tia bức xạ cũng gây ra những hậu quả vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe con người nếu sự tác động vượt quá giới hạn an toàn.
Đâu là giới hạn liều an toàn?
Từ những năm 30, Ủy ban Quốc tế về An toàn bức xạ (ICRP) đã khuyến cáo nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với tia phóng xạ quá liều an toàn. Khuyến cáo đó được bổ sung bằng những khuyến cáo giới hạn liều được điều chỉnh hàng năm. Các giới hạn khuyến cáo gần đây nhất được đưa ra năm 1990. Nó không là giới hạn bắt buộc, nhưng đã được thông qua như là quy tắc luật pháp ở nhiều nước.
Đối với công nhân: Theo khuyến cáo của ICRP, thì mức liều đối với công nhân không nên vượt quá 50 mSv/năm và liều trung bình cho 5 năm không được vượt quá 20 mSv. Nếu một phụ nữ mang thai làm việc trong điều kiện bức xạ, thì giới hạn liều nghiêm ngặt hơn cần được áp dụng là 2 mSv.
Đối với công chúng: Giới hạn liều đối với công chúng nói chung thấp hơn đối với công nhân. ICRP khuyến cáo rằng giới hạn liều đối với công chúng không nên vượt quá 1 mSv/1 năm.
Đối với bệnh nhân: ICRP không có khuyến cáo giới hạn liều đối với bệnh nhân. Trong khám bệnh và điều trị bằng xạ trị, liều chiếu có thể tăng gấp hàng trăm lần so với giới hạn liều đối với công nhân. Bởi vì liều xạ được dùng là để xác định bệnh và để chữa bệnh, nên hiệu quả của điều trị được xem là cần thiết hơn ngay cả khi phải dùng đến liều cao.
Những công việc có nguy cơ mắc bệnh
Nhóm thứ nhất là những người lao động làm việc tại các cơ sở sản xuất chất phóng xạ như: mỏ uran, nhà máy xử lý quặng uran, nhà máy khai thác, tách các đồng vị uran, các lò phản ứng, các trung tâm nghiên cứu, các nhà máy sản xuất plutoni, các cơ sở điện hạt nhân, các cơ sở khai thác, nghiên cứu, sản xuất nguyên tố phóng xạ, các đơn vị vận chuyển, lưu chứa chất thải phóng xạ.
Nhóm thứ hai là những người sử dụng các tia bức xạ ion hóa từ những nguyên tố phóng xạ trong các ngành công nghiệp, ngành y tế, ngành nông nghiệp, ngành sinh học và ngành sinh hóa học.
Nhóm thứ ba là những người sử dụng máy phát tia X, nhất là các khoa điện quang y tế.
Thể nhẹ: Rối loạn điều hòa thần kinh, huyết áp động mạch hạ, mạch nhanh và loạn nhịp xoang, rối loạn vận động ruột và chức năng mật, dễ kích thích.
Thể tiến triển: Biểu hiện lâm sàng và điện tim của chứng loạn dưỡng cơ tim với huyết áp động mạch hạ kéo dài; giảm sản tủy xương kéo dài (giảm bạch cầu hạt và limphô bào), giảm tiểu cầu; rối loạn chức năng buồng trứng, ít kinh nguyệt ở nữ giới.
Viêm da mạn tính do nhiễm xạ ngoại chiếu: Loạn cảm giác, đau, ngứa, da khô, loạn dưỡng móng tay, tăng sừng hóa, sung huyết, nứt nẻ, loét da, đục nhân mắt.
Dấu hiệu muộn: ung thư da, ung thư xương, bạch cầu tủy, ung thư thượng bì phổi.
Điều trị và dự phòng?
Bệnh nhiễm xạ nghề nghiệp tuy không có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng cần chú ý điều trị toàn diện, thực hiện tốt chế độ nghỉ dưỡng; ăn uống đủ chất đạm và vitamin như B12, B6, thuốc chống chảy máu (vitamin P, K, rutin), truyền máu…
Phóng xạ từ các vụ nổ lò phản ứng hạt nhân có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Để dự phòng: Cần tránh xa nguồn phóng xạ khi thao tác; phải dùng các kẹp dài hoặc các phương tiện điều khiển từ xa, vì lượng chiếu xạ giảm rất nhanh theo khoảng cách. Có tường, màn che chắn phù hợp với từng loại tia khác nhau bởi một tia phóng xạ (tia X, alpha, bêta, gamma, nơtron…) mất đi một phần hoặc toàn phần năng lượng khi đâm xuyên qua tường, các loại màn che. Bên cạnh đó cũng cần chú ý liều phóng xạ phát ra giảm dần theo thời gian, do vậy cần chú ý đến thời gian an toàn được khuyến cáo cho từng loại tia phóng xạ.
Khi làm việc hoặc thao tác với chất phóng xạ, cần mặc quần áo bảo hộ lao động và trang bị phòng hộ khác, được đeo tấm chì, đi găng tay cao su pha chì, mặc quần áo không thấm nước và tắm giặt sau giờ làm việc; điều này có tác dụng bảo vệ chống sự nhiễm xạ ngoại chiếu, nội chiếu và phần nào chống sự chiếu xạ. Khám sức khỏe định kỳ 3 hoặc 6 tháng một lần, chú ý xét nghiệm máu để phát hiện sớm các biểu hiện bệnh lý do phóng xạ. Đặc biệt cần chú ý đến các tổn thương mạn tính ở ngoài da của những người có nguy cơ cao, những người thường xuyên tiếp xúc với nguồn phát xạ.
Các chất phóng xạ có thể xâm nhập cơ thể qua da, hoặc đường tiêu hóa hay hơi thở. Sự tác động của phóng xạ vào cơ thể qua nhiều loại bức xạ khác nhau như tia X, alpha, beta, gamma… Bệnh nhiễm xạ nghề nghiệp là tình trạng bệnh lý của cơ thể bị nhiễm xạ do tiếp xúc với tia phóng xạ ở nơi làm việc có nguồn phóng xạ tự nhiên hoặc nhân tạo, tia X, có liều chiếu xạ vượt quá giới hạn tối đa cho phép./.
(Nguồn: https://www.moh.gov.vn)
Bài viết liên quan
Báo cáo thực trạng An toàn bức xạ năm 2024
Quý Khách hàng thân mến ! Chúng ta sắp kết thúc năm 2024, kỳ báo cáo đã đến. Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN, định kỳ vào tháng 11 hằng năm, các Cơ sở bức xạ cần nộp Báo cáo thực trạng công tác An....
Vụ Việc Radium và Các “Radium Girls” Trong Thập Niên 1920
Vụ Việc Radium và Các “Radium Girls” Trong Thập Niên 1920: Bài Học Lịch Sử Về An Toàn Lao Động Radium – Sự Hấp Dẫn Đáng Sợ Của Phóng Xạ Trong thập niên 1920, việc sử dụng radium – một chất phóng xạ – để làm sơn phát sáng trong....
Đào Tạo An Toàn Bức Xạ Trong Y Tế
Đào Tạo An Toàn Bức Xạ Trong Y Tế – Chứng Chỉ Uy Tín Từ Công Ty Adtech Giới thiệu về khóa học an toàn bức xạ trong y tế Trong các cơ sở y tế hiện đại, việc sử dụng các thiết bị liên quan đến bức xạ như....
Khóa Đào Tạo An Toàn Bức Xạ – Bảo Vệ Sức Khỏe và Môi Trường Làm Việc
Khóa Đào Tạo An Toàn Bức Xạ – Bảo Vệ Sức Khỏe và Môi Trường Làm Việc An toàn bức xạ là một trong những yếu tố quan trọng cần thiết trong các ngành công nghiệp liên quan đến bức xạ ion hóa như y tế, công nghiệp hạt nhân,....
LỊCH ĐÀO TẠO AN TOÀN BỨC XẠ 2024
STT TP. HỒ CHÍ MINH TP. HÀ NỘI Ngày học Địa điểm học Ngày học Địa điểm học Tháng 1 18-19/01/2024 7 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM 26-27/01/2024 23 Duy Tân, Q.Cầu Giấy, TP.HN Tháng 2 28-29/02/2024 7 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM 23-24/02/2024 23 Duy Tân, Q.Cầu....
Tập huấn an toàn bức xạ đối với nhân viên bức xạ trong X-quang chẩn đoán y tế
Trong 2 ngày 12-13/8, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức chương trình tập huấn an toàn bức xạ cho nhân viên y tế làm việc trong môi trường bức xạ và phụ trách an toàn bức xạ tại Bệnh viện. Tham dự khóa đào tạo có....
Vai trò của bức xạ trong y khoa
Qua nhiều thập kỷ, bức xạ y khoa ngày càng được hiểu biết rõ hơn và một hệ thống an toàn về liều bức xạ đã được phát triển. Trong y khoa, các chất phóng xạ nhân tạo đã mang lại nhiều lợi ích to lớn, đặc biệt trong công....
Thẩm quyền cấp Giấy phép, Chứng chỉ nhân viên bức xạ
Thông tư 02/2022/TT-BKHCN do Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09/12/2020 của Chính phủ về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử. Thông....