Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều sơ sở sử dụng máy phát tia X và nguồn phóng xạ. Các thiết bị bức xạ trong quá trình sử dụng cần được sửa chữa bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo hoạt động an toàn. Ngoài các đơn vị có ký hợp đồng sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ với nhà cung cấp chính hãng, một số đơn vị khác có Bộ phận kỹ thuật riêng để sửa chữa bảo dưỡng thiết bị bức xạ định kỳ.
Các cơ sở vẫn thường bối rối và đặt câu hỏi là các kỹ sư, kỹ thuật viên sửa chữa/ bảo dưỡng thiết bị bức xạ (máy phát tia X, máy gia tốc, thiết bị chứa nguồn phóng xạ…) có cần đào tạo an toàn bức xạ không?
Chúng ta cùng điểm qua các quy định hiện hành liên quan đến đào tạo An toàn bức xạ cho đối tượng trên nhé.
1. Căn cứ Điểm 3, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 29:2016/BYT về bức xạ y tế về Bức xạ ion hoá – Giới hạn liều tiếp xúc bức xạ ion hóa tại nơi làm việc định nghĩa nhân viên bức xạ (radiation staff) là nhân viên làm việc trong khu vực kiểm soát và khu vực giám sát
2. Căn cứ Khoản 8, Điều 2 Thông tư 19/2012/TT-BKHCN
Nhân viên bức xạ là những người làm việc trong khu vực Kiểm soát và Giám sát. (Khu vực kiểm soát là: khu vực có mức liều bức xạ tiềm năng lớn hơn hoặc bằng 6 mSv/năm. Khu vực giám sát là: khu vực có mức liều bức xạ tiềm năng từ 1- 6 mSv/năm)
Điều 8. Khu vực kiểm soát, khu vực giám sát (được hiểu là khu vực giới hạn xung quanh thiết bị bức xạ và hạn chế tiếp cận)
Điều 4. Sử dụng người lao động làm công việc bức xạ
Điều 5. Đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ
Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải tổ chức đào tạo khi mới tuyển dụng và định kỳ đào tạo lại về an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ.
Nhân viên bức xạ phải qua các khóa đào tạo, huấn luyện về an toàn bức xạ theo yêu cầu của người phụ trách an toàn bức xạ.
3. Căn cứ Luật Năng nguyên tử
Điều 18. Công việc bức xạ
2. Vận hành thiết bị chiếu xạ gồm máy gia tốc; thiết bị xạ trị; thiết bị chiếu xạ khử trùng, xử lý vật liệu và sử dụng các thiết bị bức xạ khác;
Điều 27. Trách nhiệm của nhân viên bức xạ
1. Nhân viên bức xạ là người làm việc trực tiếp với bức xạ, được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ và nắm vững quy định của pháp luật về an toàn, có trách nhiệm chính sau đây:
a) Thực hiện quy định của pháp luật và tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, hướng dẫn về an toàn phù hợp với mỗi hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
b) Sử dụng phương tiện theo dõi liều chiếu xạ và phương tiện bảo vệ khi tiến hành công việc bức xạ, khám sức khỏe định kỳ theo chỉ dẫn của người phụ trách an toàn; từ chối làm việc khi điều kiện bảo đảm an toàn không đầy đủ, trừ trường hợp tham gia khắc phục sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân;
c) Báo cáo ngay cho người phụ trách an toàn hiện tượng bất thường về an toàn, an ninh trong việc tiến hành công việc bức xạ;
d) Thực hiện biện pháp khắc phục sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân theo chỉ dẫn của người phụ trách an toàn.
4. Căn cứ Điều 3, Điều 4 Thông tư 34/2014/TT-BKHCN,
Tổng hợp theo các quy định trên có thể kết luận rằng:
- Nhân viên sửa chữa bảo dưỡng thiết bị bức xạ làm việc trong khu vực kiểm soát và giám sát thuộc nhóm công việc bức xạ
- Nhân viên sữa chữa bảo dưỡng máy có khởi động, vận hành test máy, làm việc trực tiếp với máy
Vậy nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị bức xạ làm việc trực tiếp trong khu vực bức xạ (khu vực kiểm soát và giám sát) là nhân viên bức. Và nhân viên bức xạ bắt buộc phải được đào tạo an toàn bức xạ và cấp chứng nhận theo quy định.
TS. Nguyễn Đức Thành – Giảng viên, Giám đốc AdTech RD
Bài viết liên quan
Báo cáo thực trạng An toàn bức xạ năm 2024
Quý Khách hàng thân mến ! Chúng ta sắp kết thúc năm 2024, kỳ báo cáo đã đến. Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN, định kỳ vào tháng 11 hằng năm, các Cơ sở bức xạ cần nộp Báo cáo thực trạng công tác An....
Vụ Việc Radium và Các “Radium Girls” Trong Thập Niên 1920
Vụ Việc Radium và Các “Radium Girls” Trong Thập Niên 1920: Bài Học Lịch Sử Về An Toàn Lao Động Radium – Sự Hấp Dẫn Đáng Sợ Của Phóng Xạ Trong thập niên 1920, việc sử dụng radium – một chất phóng xạ – để làm sơn phát sáng trong....
Đào Tạo An Toàn Bức Xạ Trong Y Tế
Đào Tạo An Toàn Bức Xạ Trong Y Tế – Chứng Chỉ Uy Tín Từ Công Ty Adtech Giới thiệu về khóa học an toàn bức xạ trong y tế Trong các cơ sở y tế hiện đại, việc sử dụng các thiết bị liên quan đến bức xạ như....
Khóa Đào Tạo An Toàn Bức Xạ – Bảo Vệ Sức Khỏe và Môi Trường Làm Việc
Khóa Đào Tạo An Toàn Bức Xạ – Bảo Vệ Sức Khỏe và Môi Trường Làm Việc An toàn bức xạ là một trong những yếu tố quan trọng cần thiết trong các ngành công nghiệp liên quan đến bức xạ ion hóa như y tế, công nghiệp hạt nhân,....
LỊCH ĐÀO TẠO AN TOÀN BỨC XẠ 2024
STT TP. HỒ CHÍ MINH TP. HÀ NỘI Ngày học Địa điểm học Ngày học Địa điểm học Tháng 1 18-19/01/2024 7 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM 26-27/01/2024 23 Duy Tân, Q.Cầu Giấy, TP.HN Tháng 2 28-29/02/2024 7 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM 23-24/02/2024 23 Duy Tân, Q.Cầu....
Tập huấn an toàn bức xạ đối với nhân viên bức xạ trong X-quang chẩn đoán y tế
Trong 2 ngày 12-13/8, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức chương trình tập huấn an toàn bức xạ cho nhân viên y tế làm việc trong môi trường bức xạ và phụ trách an toàn bức xạ tại Bệnh viện. Tham dự khóa đào tạo có....
Vai trò của bức xạ trong y khoa
Qua nhiều thập kỷ, bức xạ y khoa ngày càng được hiểu biết rõ hơn và một hệ thống an toàn về liều bức xạ đã được phát triển. Trong y khoa, các chất phóng xạ nhân tạo đã mang lại nhiều lợi ích to lớn, đặc biệt trong công....
Thẩm quyền cấp Giấy phép, Chứng chỉ nhân viên bức xạ
Thông tư 02/2022/TT-BKHCN do Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09/12/2020 của Chính phủ về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử. Thông....